Tan rã Liên_bang_Tây_Ấn

Nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho sự tan rã của liên bang. Đó là sự thiếu ủng hộ từ quần chúng, sự tranh giành phát sinh từ chủ nghĩa dân tộc tại các đảo, sự yếu kém của chính phủ liên bang, sự hạn chế về tự do đi lại, hiến pháp bất hợp lý và dễ thay đổi, sự đối đầu của những người lãnh đạo cùng với những khúc mắc của họ với chính quyền liên bang, sự tập trung về dân số cũng như tài nguyên ở 2 đảo lớn, cách xa về mặt địa lý giữa các đảo, sự độc lập kéo dài của các đảo cũng khiến họ miễn cưỡng tham gia vào liên bang.

Nguyên nhân trực tiếp nhất được dẫn ra là sự không hài lòng của Jamaica, có thể kể ra sau đây là:

  • Jamaica nằm cách xa khỏi các đảo khác, vài trăm dặm về phía tây.
  • Phần trăm số ghế của họ trong nghị viện nhỏ hơn so với phần trăm dân số so với cả liên bang.
  • Họ tin rằng các bang khác đang sống dựa vào họ.
  • Một số người giận dữ vì Kingston không được chọn làm thủ đô.

Nguyên nhân lớn nhất cho sự không hài lòng của Jamaica là liên bang không thể độc lập. 3 năm sau ngày thành lập, nó vẫn chưa độc lập trong khi các thuộc địa của Anh nhỏ hơn như Cộng hòa SípSierra Leone đã giành độc lập. Vấn đề khác đó là vấn đề của thủ đô Chaguramas, thời điểm đó vẫn nằm trong tay Hoa Kỳ khi mà đây là một căn cứ hải quân của Hoa Kỳ từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2, những nhà lãnh đạo của các bang đều muốn đòi lại thành phố này. Nhưng thủ tướng liên bang lại không đồng ý đòi lại Chaguramas, điều này khiến Jamaica nghĩ rằng họ nên tự tìm độc lập cho mình.

Tháng 9 năm 1961, một hội nghị diễn ra nhằm bỏ phiếu cho việc Jamaica tách khỏi liên bang, với 52% phiếu thuận, Jamaica chính thức tách khỏi liên bang. Tiếp đó Trinidad và Tobago độc lập ngày 31 tháng 8 năm 1962.

Các đảo nhỏ còn lại lần lượt giành độc lập sau đó:

Montserrat vẫn thuộc Liên hiệp Anh. Cayman và đảo Turks và Caicos tách khỏi Jamaica năm 1962; Anguilla tách khỏi Saint Kitts và Nevis năm 1980. Chúng đến nay vẫn thuộc Liên hiệp Anh.